Cách sửa bình nóng lạnh tại nhà và kinh nghiệm nên mua bình nóng lạnh loại nào tốt nhất
1. Bình nóng lạnh không vào điện
Nguyên nhân
Không có nguồn điện vào ổ cắm hoặc vào máy (có thể do ổ cắm lỏng, hoặc dây điện bị hư hỏng).
Rơ – le trong bình nóng lạnh bị hư hỏng -> thiếu điện vào mayso -> đèn báo không sáng.
Hỏng dây mayso* do dòng điện lớn làm cháy chập.
Cách khắc phục
Lúc này, bạn cần kiểm tra lại ổ cắm có bị lỏng không. Rút phích và cắm lại chắc chắn. Nếu cắm lại mà đèn vẫn không sáng thì cần kiểm tra nguồn điện vào ổ. Dùng bút thử điện để kiểm tra ổ có điện không. Nếu không có nguồn điện thì cần đi lại đường dây nguồn vào bình. Đây là cách kiểm tra sửa bình nóng lạnh không vào điện cơ bản.
Đo nguồn điện từ role vào mayso. Nếu không có điện ra thanh mayso thì chứng tỏ đã hỏng rơ-le. Bạn chỉ cần thay rơ-le là có thể sử dụng lại được bình thường.
Bạn cần thay dây mayso khớp đúng với loại cũ đã sử dụng là lại dùng bình thường.
Lưu ý: khi kiểm tra và sửa bình nóng lạnh không vào điện, bạn cần hết sức cẩn trọng để đảm bảo an toàn về điện, tránh tai nạn đáng tiếc.
2. Bình nóng lạnh không ra nước
Nguyên nhân
Đầu nước ra bình nóng lạnh bị tắc
Đầu nước ra bình nóng lạnh là vòi sen và các vòi thông với bình.
Vòi nước dẫn nước xuống các vòi nước bị biến dạng, bị tắc
Bình nóng lạnh không ra nước là do nhiệt độ nước quá cao làm đường dây bị biến dạng, gây tắc từ bên trong nên nước không chảy ra được.
Không có nước ở trong bình nóng lạnh
Bình nóng lạnh lâu ngày không vệ sinh.
Bình nóng lạnh lâu ngày không được vệ sinh sẽ có hiện tượng bám bụi cặn bẩn trong bình gây ít lỗ nước ra.
Cách khắc phục
Bước đầu tiên tiến hành kiểm tra và sửa chữa, bạn cần phải ngắt toàn tất cả các nguồn điện cung cấp cho bình nước nóng nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Đối với vòi nước, đường dẫn nước bị biến dạng thì bắt buộc phải thay mới, không nên tiếp tục sử dụng. Nếu nguyên nhân là do các vòi bị tắc thì tiến hành vệ sinh, thông các lỗ tắc. Nếu như vòi dẫn bị nước bào mòn gây bít từ bên trong thì có thể thay mới hoặc cắt bỏ phần bị bít đi.
Tiến hành kiểm tra các van nước, nếu van nước bị khóa thì chỉ cần mở ra là được.
Kiểm tra đường dẫn nước vào bình, nước trong bể chứa. Nếu dây dẫn nước vào bị tắc thì tiến hành vệ sinh hoặc có thể thay mới. Bể nước cung cấp cho bình lúc nào cũng phải có nước để đảm bảo trong bình nóng lạnh luôn có nước. Nếu như bình nóng lạnh không có nước thì khi bạn bật bình lên sẽ rất nguy hiểm vì có thể gây cháy bình.
Vệ sinh bình nóng lạnh thường xuyên, thau rửa bình, súc cặn, giúp bình hoạt động ổn định, tăng tuổi thọ cho bình.
Công việc thay thế, sửa chữa nếu bạn không nắm chắc kỹ thuật thì tốt nhất là nên nhờ tới đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm để được tư vấn và sửa chữa kịp thời đảm bảo kỹ thuật.
3. Bình nóng lạnh nước chảy yếu
Nước chảy yếu trong quá trình sử dụng là tình trạng thường gặp hiện nay, đặc biệt là tại các khu chung cư cao tầng. Đường nước nóng chảy yếu khiến cho quy trình sử dụng bị gián đoạn và gây trở ngại cho hoạt động sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Ngoài ra sự cố này còn khiến cho nước đổ về chậm và kéo dài thời gian làm nóng. Sau đây là một số lý do khiến đường nước nóng bị chảy yếu và cách khắc phục
3,1. Nguyên nhân do áp lực nước yếu
Áp lực nước là yếu tố quan trọng quyết định độ mạnh yếu của nguồn nước xả ra từ bình nóng lạnh. Nếu trường hợp lực bơm quá yếu mà không lắp đặt tăng áp. Bình nước nóng không nhận đủ lượng nước để đun sôi sẽ dễ gây cháy bình hoặc thanh đốt bình nóng lạnh nhanh chóng hao mòn. Vì thế cần quan tâm đến việc tăng áp lực nước khi cần thiết.
Lý do nước có áp lực yếu bởi vì:
(Ví dụ: bể nước được đặt ở trên tầng 4 thì khi đó áp lực nước ở vòi xả tầng 4 sẻ nhỏ hơn áp lực xả ở tầng 1)
Cách khắc phục
Đặt bể chứa nước lên cao và cách khoảng 5m so với bình nóng lạnh.
Lắp bơm tăng áp cho bình nóng lạnh.
Sửa chữa, bảo dưỡng bình nóng lạnh.
3,2. Nguyên nhân do tắc đường ống nước
Bình nước nóng chảy yếu là do gia đình bạn đã sử dụng trong thời gian dài nhưng việc vệ sinh bình nóng lạnh không được quan tâm. Các chất bẩn trong nước sau khi tích tụ bên trong bình nóng lạnh quá nhiều sẽ làm cản trở nước qua vòi sen, làm tốc độ nước qua vòi bị chậm lại.
Thanh nhiệt bị đóng cặn: Thanh nhiệt là thiết bị bên trong ruột bình có tác dụng làm nóng nước. Vậy nên khi hoạt động trong 1 thời gian dài mà bình không được sửa chữa, bảo dưỡng, bề mặt thanh bị đóng nhiều cặn vào và rơi trong lòng ruột bình dẫn đến tắc nghẽn bên trong hoặc cản trở việc nước ra.
Khi nước sôi sinh ra nhiều bọt khí: khi đó các bọt nước sẽ làm tắc nghẽn ống dẫn nước ra.
Cách khắc phục
3,4. Hỏng hệ thống ống dẫn nước
Khi sử dụng bình nóng lạnh lâu ngày rất dễ gặp phải tình trạng nước yếu do hỏng hệ thống dẫn nước vào, ra.
Thường là do van cao su, đường ống hao mòn, nóng chảy, biến dạng cản trở sự vận chuyển liền mạch, liên tục của dòng nước. Đôi khi có thể do chuột, bọ cắn vỡ đường ống ngoài khiến thất thoát nước.
3,5. Sự cố vòi hoa sen
Nguyên nhân
Cách khắc phục
4. Bình nóng lạnh bị rò nước
Bình nóng lạnh gia đình bị rỉ nước là hiện tượng thường gặp và có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, nguyên nhân phổ biến là do lớp gioăng giữa đế lắp ghép sợi đốt với thành bình bị hở.
Nếu không sửa chữa kịp thời, bình nóng lạnh có thể bị hư hỏng nghiêm trọng, làm nhu cầu sử dụng nước bị gián đoạn, đồng thời khiến người dùng mất nhiều chi phí để sửa chữa. Sau đây là các số nguyên nhân và kèm theo các khắc phục nhanh cho quý khách.
Bình nóng lạnh bị chảy nước do hở gioăng cao su
Dấu hiệu: Mặt trước của bình, chỗ sợi đốt của bình nóng lạnh bị rò rỉ nước.
Cách khắc phục: Người dùng cần nhanh chóng thay thế dây gioăng bình nóng lạnh, nhớ bôi keo nhựa vào mép bình để đảm bảo cho bình được kín nước tốt nhất.
Máy nước nóng lạnh bị chảy nước bình bị thủng
Dấu hiệu: Xuất hiện hiện tượng rò rỉ ở dưới cục nóng và cục lạnh, vị trí khe hở giữa hai vỏ bình. Hiện tượng xảy ra khi gia đình bạn sử dụng bình nóng lạnh quá lâu mà không vệ sinh, khiến các cặn nước bám vào thành bình và ăn mòn bình.
Cách khắc phục: Người dùng cần gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp đến để tháo bình xuống, sau đó hàn vết thủng trên thành bình.
Để tránh hiện tượng này xảy ra, quý khách cần vệ sinh bình nóng lạnh ít nhất mỗi năm 1 lần và chỉ nên bật bình khi sử dụng, tránh bật 24/24 sẽ khiến bình nhanh thủng và tốn điện.
Bình nóng lạnh chảy nước do bị rò đường ống cấp nước vào bình
Dấu hiệu: Nước bị rò rỉ ở hai đường ống mềm cấp nước vào trong bình nóng lạnh. Điều này có thể xảy ra do đường ống nước đã được sử dụng quá lâu ngày.
Cách khắc phục: Bạn cần kiểm tra và tiến hành thay thế đường ống nước mềm, lưu ý dùng băng tan quấn vào trước khi rắc co để không bị tái diễn tình trạng thiết bị bị rò rỉ nước.
5. Bình nóng lạnh không sáng đèn
Nguyên nhân
Bộ phận chống giật bị hư hỏng: Khi bóng đèn báo trên cục chống giật không hoạt động được do bị hư hỏng thì chiếc đèn báo không thể báo sáng được. Để có thể khắc phục được tình trạng này, bạn hãy tháo bộ phận chống giật này ra để kiểm tra và thay thế để đèn báo sáng trên bình nóng lạnh hoạt động trở lại.
Bình nóng lạnh không lên đèn do dây điện của nguồn báo bị hỏng: Có thể vì đã sử dụng lâu ngày làm nguồn điện của bình và dây điện của bóng đèn báo bị quá tải dẫn đến việc không hoạt động và làm cho bình nóng lạnh có biểu hiện không lên đèn. Anh/ chị có thể khắc phục tại nhà bằng cách tháo bình ra để đấu nối và sửa lỗi báo sáng của bóng đèn.
Do bộ cảm biến nhiệt bị hư hỏng: Bóng đèn báo trên bình không sáng được có thể là do bộ cảm biến nhiệt trên bình bị hỏng làm cho điện không tới được bóng đèn báo sáng của bình. Để khắc phục với lỗi này trên bình nóng lạnh, bạn có thể tự mình (hoặc nhờ thợ sửa chữa) thay mới bộ cảm biến nhiệt.
Do bóng đèn báo sáng bị cháy: Đây là nguyên nhân phổ biến thường gặp nhất do bình nóng lạnh đã sử dụng quá lâu và quá trình sử dụng gây nên bình nóng lạnh không lên đèn. Bạn cần bật bình lên khoảng 15-20 phút. Nếu nước trong bình vẫn nóng bình thường thì chứng tỏ bóng đèn báo của bình đã bị cháy, bạn chỉ cần thay mới chiếc bóng đèn là có thể khắc phục được tình trạng này.
Cách khắc phục
Khi bình nóng lạnh có hiện tượng không lên đèn điều nên làm nhất là bạn nên ngưng sử dụng và ngắt nguồn điện của bình nóng lạnh. Sau đó, bạn hãy liên hệ ngay với kĩ thuật viên chuyên để kiểm tra và có cách khắc phục nhanh chóng nhất.
Các nguyên nhân khiến bình nóng lạnh có tình trạng không lên đèn tưởng chừng vô cùng đơn giản nhưng nó có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của các thành viên trong gia đình.
Khi vô tình rơi vào tình trạng này, bạn không nên tự sửa chữa tại nhà nếu như không có chuyên môn để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho gia đình cũng như phòng tránh các trường hợp chập điện gây cháy nổ. Hơn nữa, tự sửa chữa bình nóng lạnh không lên đèn cũng có thể làm hỏng các linh kiện máy và tình trạng hư hỏng nặng hơn mức ban đầu.
6. Rơ le bình nóng lạnh bị nhảy
Nguyên nhân
Do nguồn điện quá yếu: Nguồn điện của gia đình quá yếu, nhất là khi sử dụng bình nóng lạnh vào những giờ cao điểm như 6h đến 7h tối, tình trạng bình nóng lạnh hay bị nhảy rơ le cũng dễ xảy ra. Nguyên nhân là do vào khung giờ cao điểm, các thiết bị điện sẽ phải hoạt động hết công suất, thậm chí đến mức quá tải nên nguồn điện yếu đi rất nhiều. Theo đó, bình nước nóng không thể tải đủ điện về để vận hành, khiến cho bình nóng lạnh hay bị nhảy rơle hoặc aptomat.
Do cắm bình liên tục nên máy hoạt động quá tải: Thanh rơle có nhiệm vụ ngắt điện khi nhiệt độ của nước trong bình chứa máy nước nóng đã đạt cực đại và tự động bật chế độ làm nóng nước khi nhiệt độ nước trong bình đã xuống thấp. Tận dụng tính năng này, nhiều gia đình chủ quan luôn cắm bình tắm nóng lạnh 24/24 mà không chịu ngắt nguồn điện hay rút bỏ phích cắm. Thói quen này khá nguy hiểm, khi mở bình nóng lạnh liên tục 24/24 trong thời gian dài, rơle của bình nóng lạnh luôn phải hoạt động không ngừng nghỉ dẫn đến tình trạng quá tải, nên tình trạng bình nóng lạnh hay bị nhảy rơle là điều rất dễ gặp phải.
Do bình nóng lạnh bị rò rỉ điện: Tình trạng rò điện bình nóng lạnh cũng là nguyên nhân dẫn tới tình vấn đề bình nóng lạnh hay bị nhảy rơle. Tình trạng rò rỉ điện năng thường xảy ra ở các máy nóng lạnh kém chất lượng. Do đó, bạn nên ưu tiên sử dụng các loại máy nước nóng chất lượng, có tích hợp tính năng tự ngắt nguồn điện khi có sự cố xảy ra để đảm bảo an toàn cho gia đình.
Cách khắc phục
Nếu nguồn điện yếu dẫn tới bình nước nóng lạnh hay bị nhảy Rơ le thì không nên bật bình nóng lạnh vào những giờ cao điểm, có thể trước hoặc sau vì đa số các bình nóng lạnh có khả năng giữ nhiệt khá lâu. Khi bật bình nóng lạnh không nên sử dụng các thiết bị khác cũng tiêu tốn điện năng cùng thời điểm như nồi cơm điện, ấm điện, bếp điện,…
Khi bình nóng lạnh rò điện dẫn tới nhảy nhảy rơ le thì bạn nên liên hệ ngay với đơn vị sửa chữa, trung tâm bảo dưỡng để được giải quyết kịp thời. Cách kiểm tra có thể là dùng bút thử điện và không được đi chân không trong khi kiểm tra để tránh tình trạng điện truyền xuống nền nhà sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.
Trong trường hợp bình nóng lạnh hoạt động quá tải, bạn không nên bật công tắc bình 24/24 mà chỉ khi cần dùng nước nóng mới được mở công tắc lên. Thói quen này cũng giúp gia đình bạn tiết kiệm được một khoản chi phí dùng điện đáng kể lại giúp đảm bảo an toàn vì không xảy ra tình trạng rò rỉ dòng điện khi đang mở bình nước nóng.
7. Bình nóng lạnh bị nhảy Át (Aptomat)
Aptomat có một chức năng đó là giúp cho bảo vệ nguồn điện tránh quá tải, ngắn mạch trong hệ thống điện toàn nhà. Khi mà tổng công suất của các thiết bị điện trong gia đình mà vượt ngưỡng cho phép thì khi đó aptomat sẽ nhảy để bảo vệ mạng điện bên ngoài.
Nguyên nhân và cách khắc phục khi Aptomat nhảy
Nguồn điện cấp bình yếu, quá tải: Một nguyên do thường gặp nhiều ở các khu vực đông dân, và quá tải nhất là xảy ra khi vào giờ cao điểm từ 17h00 đến 19h00. Do nguồn điện quá yếu, và không thể tải được công suất để có thể vận hành được bình nước nóng.
Bạn cần làm là hãy kiểm tra công suất của át và công suất tiêu thụ để xem có gặp được tình trạng quá tải hay không và nếu như sự cố bắt nguồn từ lý do này thì có lẽ là bạn nên thay thế át cũ đi để có công suất lớn hơn nhé!
Bình nước nóng lạnh bị rò điện: Có thể là nguyên nhân rò điện ra ngoài ở vỏ bình hoặc là rò điện vào nguồn nước hoặc có thể là do dây điện bên trong đã bị chuột cắn đứt, hay là các mối nối bị hở.. cũng có thể gây lên hiện tượng bình nóng lạnh bị nhảy aptomat. Và lúc này thì bộ phận chống giật điện sẽ có nhiệm vụ là ngắt nguồn điện khi rò rỉ chập điện để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Bình nước nóng lạnh hỏng cục chống giật: Nếu như bạn dùng bút thử điện và kiểm tra bình nóng lạnh không hề có dấu hiệu rò rỉ điện thì khả năng cao là có thể cục chống giật đã bị hỏng, việc bạn cần làm để khắc phục là hãy thay mới.
8. Bình nóng lạnh kêu như âm siêu tốc
Bình nóng lạnh sau một thời gian sử dụng phát ra tiếng kêu to như ấm siêu tốc, có khá nhiều người sẽ nghĩ rằng đây là điều bình thường trong khi sử dụng. Tuy nhiên, âm thanh của bình nóng lạnh kêu to lại chính là dấu hiệu báo hiệu bình nước nhà bạn cần phải sửa chữa.
Nguyên nhân
Do tiếng kêu từ van giảm áp: Van giảm áp là bộ phận quan trọng trên bình nóng lạnh có tác dụng làm thoát hơi nước trong bình khi bình đã quá nóng để đảm bảo an toàn khi đun nước. Khi bình nước nóng phát ra tiếng kêu to có thể là do van giảm áp của thiết bị gặp vấn đề.
Nếu như van giảm áp bị hỏng sẽ khiến cho áp suất trong bình cao hơn so với quy định của nhà sản xuất, dẫn tới việc hơi nước sẽ không thể thoát ra ngoài, sẽ gây ra tiếng ồn và thậm chí gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Do nguồn nước bị bẩn: Bình nóng lạnh sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện cặn bám tích tụ phía bên trong, khi đun nóng, các chất khoáng như canxi, magie sẽ tạo ra kết tủa, bám vào thành bình, khi bật máy sẽ khiến cho chúng va chạm vào và phát ra âm thanh, lâu dần sẽ khiến cho nguồn nước bị ảnh hưởng, không đảm bảo sức khỏe của người sử dụng.
Bình nóng lạnh kêu như ấm siêu tốc có thể do chứa cặn bẩn cũng như làm han gỉ thanh đốt. Bên cạnh đó, việc xuất hiện cặn bám vào các thanh đốt nhiệt khiến cản trở quá trình nấu nước dẫn tới việc tiêu tốn điện năng cũng như tốn kém tiền điện mà bạn phải trả mỗi tháng.
Cách khắc phục
Thay van giảm áp: Khi van giảm áp bị hỏng sẽ gây ra tiếng ồn khó chịu vì thế bạn nên thay van giảm áp mới. Để thay van giảm áp, bạn cần ngắt nguồn điện trước khi tiến hành để đảm bảo an toàn, nếu không có kinh nghiệm trong vấn đề sửa chữa, bạn cần liên hệ với nhân viên kỹ thuật có chuyên môn để được xử lý giúp bạn.
Vệ sinh bình nóng lạnh theo định kì: Vệ sinh bình nóng lạnh là giải pháp khắc phục tốt nhất để loại bỏ các cặn bẩn đã tích tụ lâu ngày cũng như hạn chế tình trạng gây ra tiếng ồn.
Sử dụng nguồn nước sạch: sử dụng màng lọc nước trước khi dẫn nguồn nước vào bình.